Dịch Vụ

CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Thời Gian:

Giá:

CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là văn bản thể hiện năng lực của tổ chức trong lĩnh vực hoạt động được ghi trên chứng chỉ.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức hoạt động vực xây dựng.trong lĩnh

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ VIỆC BẮT BUỘC CẦN CÓ CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ?

Tính bắt buộc đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng  được quy định tại các văn bản pháp luật như điều 57 của nghị định 59/2015/NĐ-CP ,

Tiếp tục sửa đổi tại khoản 19 của Nghị Định 42/2017/NĐ-CP

Và hiện tại quy định này được cấp nhật  tại khoản 20 của nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi của nghị định 42.

20. Sửa đổi, bổ sungkhoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CPnhư sau:

“Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

    a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.

    b) Lập quy hoạch xây dựng.

    c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

    d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

    đ) Thi công xây dựng công trình.

    e) Giám sát thi công xây dựng công trình.

    g) Kiểm định xây dựng.

    h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    2.Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).

    3.Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.

CHẾ TÀI XỬ LÝ : 3 HÌNH THỨC

Căn cứ theo mục 1,2 tại Điều 3 và mục 1 Điều 4 của Nghị Định 139/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng

Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

2. a) Cảnh cáo;

3. b) Phạt tiền.

Điều 4. Mức phạt tiền tối đa

Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:

1. Trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1.000.000.000 đồng

ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG :

Tại khoản 22 của nghị định 100/2018/NĐ-CP ghi rõ:

· Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1: do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc bộ xây dựng cấp và thu hồi (nếu có )

· Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2,3: do sở xây dựng cấp và thu hồi (nếu có )

TUY NHIÊN : Nghị định 100/2018/NĐ – CP không quy định rõ bắt buộc các đơn vị  tổ chức hoạt động xây dựng phải xin chứng chỉ tại sở xây dựng mà mình có giấy phép kinh doanh. Vì vậy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của các sở xây dựng đều có tính chất pháp lý như nhau , và tuân theo quy định xét duyệt hồ sơ xin cấp chứng chỉ nặng lực hoạt động xây dựng.

THỜI HẠN CỦA CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG :

 Tại khoản 20 của nghị định 100/2018/NĐ – CP : có hiệu lực ngày 15/9/2018 quy định

“Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa là 10 năm”

Như vậy những chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp sau thời hạn có hiệu lực của nghị định 100/2018/NĐ- CP đều có thời hạn là 10 năm.

các chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp theo nghị định 59 hay nghị định 42 có thời hạn là 05 năm.

Có một số sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực với thời hạn là 05 năm, có thể giải thích rằng luật quy định “Tối đa” là 10 năm nên việc cấp chứng chỉ với thời hạn 05 năm cũng có thể là hợp lý.

MẪU CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG :